Việc chữa viêm amidan bạn cần tìm hiểu thêm về thông tin cơ bản về Amidan là gì và những triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra chúng.
Amidan là gì
Họng của chúng ta có một hệ thống tổ chức có tên gọi là lympho, có nhiệm vụ sản xuất ra các tế bào bạch cầu và kháng thể có khả năng tiêu diệt các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Amidan là hai khối bạch huyết lớn và quan trọng nhất trong hệ thống đó. Tuy nhiên vì một số lí do cụ thể, lúc này đã biến amidan từ một yếu tố có lợi trở thành một yếu tố có hại với sức khỏe của chúng ta, hiện tượng này gọi là sưng phù amidan.

Viêm Amidan Hốc Mủ
Nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ là gì?
Những yếu tố môi trường như thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bệnh nhân không kịp thích nghi, không trị viêm họng rồi chuyển thành viêm amidan.
Ảnh hưởng của việc hô hấp và khói bụi đã làm ảnh hưởng tới việc viêm họng rùi viêm Amidan.
Vệ sinh răng miệng kém, có các ổ viêm nhiễm: viêm lợi, sâu răng,…vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để bùng nổ.
Đặc điểm giải phẫu của amidan là bộ phận nằm giữa đường thở và đường tiêu hóa; có nhiều hốc ngăn vách nên thức ăn dễ tích tụ và vi khuẩn dễ khu trú ở đó. Khi vi khuẩn tấn công, dễ tạo thành các hốc mủ bã đậu và vón cục. Cùng với hoạt động nhai nuốt và cọ xát vào bên thành họng thì các khối mủ sẽ bật ra ngoài và có mùi hôi khó chịu.
Sức đề kháng yếu: cũng là điều kiện để virus dễ dàng tấn công đồng thời vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
Nếu bạn không chữa viêm họng hạt mãn tính một cách triệt để rất dễ gây ra tình trạng viêm Amidan. Cần chú ý tới yếu tố này để chữa bệnh viêm họng cho triệt để.
Làm thế nào để nhận biết mình bị viêm amidan sớm
Triệu chứng viêm amidan cần được phát hiện sớm để có liệu pháp chữa trị sớm và hợp lý nhất. Một số cách nhận biết viêm Amidan sớm dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Đau họng tái phát thường xuyên: Mỗi lần cảm lạnh, nhiễm lạnh, mệt mỏi, thiểu ngủ, hoặc sau khi uống rượu bia hay tái phát chứng đau họng, và thường kèm theo cảm giác khó chịu tắc nghẽn trong họng. Thường thì các triệu chứng biểu hiện không rõ nét nhưng sẽ phát sinh một số bệnh lý cấp tính khác.
2. Khô họng, hơi thở có mùi: Virus là một trong nguyên nhân lớn gây ra viêm amidan hốc mủ. Do các virus tích tụ trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật.
3. Amidan phì đại: Amidan phì đại thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như ammidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt.
4. Thường có triệu chứng khó tiêu, đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ và một số triệu chứng khác.
Phòng bệnh viêm amidan như thế nào?
- Tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạngcủa cơ thể và cơ địa bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh.
- Giữ gìn vệ sinh tốt vùng: mũi-họng-răng miệng, nhất là khi có những vụ dịch cúm, sởi, ho gà…
- Xử lý kịp thời và đúng cách khi đã có tiền sử viêm amiđan để tránh các biến chứng.
Tổng hợp về bệnh viêm Amidan xem thêm: https://chuyenchuaviemhong.com/benh-viem-amidan/